Phân bổ theo tần số Phổ tần số vô tuyến

Một băng tần là một dải nhỏ trong phổ tần thông tin vô tuyến, trong băng tần các kênh thông tin thường được sử dụng hoặc dành cho cùng mục đích.

Ở tần số trên 300 GHz, bầu khí quyển Trái đất hấp thụ mạnh bức xạ điện từ, bức xạ điện tử không thể xuyên qua được. Ở dải tần số nằm trong cửa sổ tần số quang và cận hồng ngoại, khí quyển hấp thụ yếu và bức xạ điện từ dễ dàng xuyên qua bầu khí quyển.

Để chống nhiễu và sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến, các dịch vụ sẽ được phân bổ các dải tần khác nhau. Ví dụ, các thiết bị di động, quảng bá hay dẫn đường sẽ được ấn định hoạt động trong các dải tần không chồng lấn nhau.

Mỗi một băng tần có một sơ đồ băng tần cơ bản cho biết băng tần đó được sử dụng và chia sẻ như thế nào, để tránh nhiễu và thiết lập giao thức cho tính tương thích của máy phát và máy thu.

Các băng tần được chia thành các bước sóng 10n mét hay ở tần số 3×10n hertz. Dưới đây là bảng phân bổ băng tần.

Tên gọi băng tầnViết tắtBăng tần ITUTần số và
bước sóng trong không khí
Ứng dụng
< 3 Hz
> 100,000 km
Tạp âm điện từ tự nhiêu và do con người tạo ra
Tần số cực kỳ thấpELF13–30 Hz
100,000 km – 10,000 km
Thông tin dưới nước
Tần số siêu thấpSLF230–300 Hz
10,000 km – 1000 km
Thông tin dưới nước
Tần số cực thấpULF3300–3000 Hz
1000 km – 100 km
Thông tin dưới nước, thông tin trong hầm mỏ
Tần số rất thấpVLF43–30 kHz
100 km – 10 km
Dẫn đường, tín hiệu thời gian, thông tin dưới nước, thiết bị hiển thị nhịp tim không dây, địa vật lý
Tần số thấpLF530–300 kHz
10 km – 1 km
Dẫn đường, tín hiệu thời gian, quảng bá (sóng dài) AM (Châu Âu và một phần châu Á), RFID, vô tuyến nghiệp dư
Tần số trung bìnhMF6300–3000 kHz
1 km – 100 m
Quảng bá (sóng trung) AM, vô tuyến nghiệp dư, cảnh báo tuyết lở
Tần số caoHF73–30 MHz
100 m – 10 m
Quảng bá sóng ngắn, vô tuyến nghiệp dư, thông tin ngoài đường chân trời, RFID, radar ngoài đường chân trời, thông tin vô tuyến thiết lập liên kết tự động (ALE) / (NVIS), điện thoại vô tuyến di động và hàng hải
Tần số rất caoVHF830–300 MHz
10 m – 1 m
Vô tuyến FM, thông tin quảng bá, thông tin giữa máy bay-máy bay và máy bay-mặt đất. Thông tin di động mặt đất và hàng hải, vô tuyến nghiệp dư và vô tuyến thời tiết
Tần số cực caoUHF9300–3000 MHz
1 m – 100 mm
Quảng bá truyền hình, lò vi sóng, thông tin/thiết bị vi ba, thiên văn vô tuyến, điện thoại di động, WLAN, Bluetooth, ZigBee, GPS và vô tuyến hai chiều như vô tuyến di động mặt đất, FRSGMRS, vô tuyến nghiệp dư
Tần số siêu caoSHF103–30 GHz
100 mm – 10 mm
thiên văn vô tuyến, thông tin/thiết bị vi ba, WLAN, radar, vệ tinh thông tin, truyền hình vệ tinh, DBS, vô tuyến nghiệp dư
Tần số cực kỳ caoEHF1130–300 GHz
10 mm – 1 mm
thiên văn vô tuyến, thông tin vi ba cao tần, viễn thám, vô tuyến nghiệp dư, vũ khí định hướng chùm năng lượng trực tiếp, máy quét sóng milimet
Terahertz hay Tần số cực cực caoTHz or THF12300–3,000 GHz
1 mm – 100 μm
Ứng dụng tiềm năng trong y học, thay thế cho tia-X, thông tin/tính toán terahertz, viễn thám, vô tuyến nghiệp dư…

ITU

Băng tần vô tuyến ITU được định rõ trong các Quy chế Vô tuyến của ITU. Mục 2, điều khoản số 2.1 nói rõ "phổ vô tuyến phải được chia thành chín dải tần số, được chỉ rõ bằng sự tăng dần của toàn bộ số phù hợp với bảng sau[2]".

Bảng này xuất phát từ một khuyến nghị của cuộc họp CCIR lần thứ IV, tổ chức Bucharest năm 1937, và được Hội nghị Vô tuyến Quốc tế phê duyệt tại hội nghị tổ chức ở Thành phố Atlantic năm 1947. Ý tưởng là cho mỗi băng tần một số, trong đó số là giá trị logarit của hình học trung bình xấp xỉ giới hạn băng tần cao nhất và thấp nhất tính theo đơn vị Hz, do B.C. Fleming-Williams đề xuất trong một lá thư gửi cho biên tập viên của tạp chí Wireless Engineer năm 19442. (Ví dụ, giá trị hình học trung bình xấp xỉ của Băng tần 7 là 10 MHz, hay 107 Hz.)[3]

Bảng Các băng tần Vô tuyến ITU
Số thứ tự
của băng tần
Ký hiệuDải tầnBước sóng†
4VLF3 tới 30 kHz10 tới 100 km
5LF30 tới 300 kHz1 tới 10 km
6MF300 tới 3000 kHz100 tới 1000 m
7HF3 tới 30 MHz10 tới 100 m
8VHF30 tới 300 MHz1 tới 10 m
9UHF300 tới 3000 MHz10 tới 100 cm
10SHF3 tới 30 GHz1 tới 10 cm
11EHF30 tới 300 GHz1 tới 10 mm
12300 tới 3000  GHz0.1 tới 1 mm

† Cột này không thuộc bảng các băng tần vô tuyến chính thức của ITU trong điều khoản 2.1 của Quy chế Vô tuyến

Tổ chức IEEE Hoa Kỳ

Bảng băng tần của IEEE[4]
Băng tầnTần sốTên gọi
Băng HF3 tới 30 MHzTần số cao
Băng VHF30 tới 300 MHzTần số rất cao
Băng UHF300 tới 1000 MHzTần số cực cao
Băng L1 tới 2 GHzSóng dài
Băng S2 tới 4 GHzSóng ngắn
Băng C4 tới 8 GHzDải tần nằm giữa băng S và X
Băng X8 tới 12 GHzSử dụng trong Thế chiến II cho hệ thống điều khiển hỏa lực, X có nghĩa là chữ thập
Băng Ku12 tới 18 GHzKurz-under (nghĩa là dưới ngắn trong tiếng Đức)
Băng K18 tới 27 GHzKurz (nghĩa là ngắn trong tiếng Đức)
Băng Ka27 tới 40 GHzKurz-above (trên ngắn trong tiếng Đức)
Băng V40 tới 75 GHz
Băng W75 tới 110 GHzW sau V trong bảng chữ cái
Băng mm 110 tới 300 GHz

Dải tần của EU, NATO, ECM Hoa Kỳ

Băng tầnDải tần
Băng A0 tới 0.25 GHz
Băng B0.25 tới 0.5 GHz
Băng C0.5 tới 1.0 GHz
Băng D1 tới 2 GHz
Băng E2 tới 3 GHz
Băng F3 tới 4 GHz
Băng G4 tới 6 GHz
Băng H6 tới 8 GHz
Băng I8 tới 10 GHz
Băng J10 tới 20 GHz
Băng K20 tới 40 GHz
Băng L40 tới 60 GHz
Băng M60 tới 100 GHz

Băng tần cho ống dẫn sóng

Băng tầnDải tần số [5]
Băng R1,70 to 2,60 GHz
Băng D2,20 to 3,30 GHz
Băng S2,60 tới 3,95 GHz
Băng E3,30 tới 4,90 GHz
Băng G3,95 tới 5,85 GHz
Băng F4,90 tới 7,05 GHz
Băng C5,85 tới 8,20 GHz
Băng H7,05 tới 10,10 GHz
Băng X8,2 tới 12,4 GHz
Băng Ku12,4 tới 18,0 GHz
Băng K15.0 tới 26.5 GHz
Băng Ka26.5 tới 40.0 GHz
Băng Q33 tới 50 GHz
Băng U40 tới 60 GHz
Băng V50 tới 75 GHz
Băng W75 tới 110 GHz
Băng Y325 tới 500 GHz